Tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tử vong và tàn tật tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Đây là tình trạng cần được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về vấn đề thần kinh, vận động. Vậy nên, để có thể tránh được những nguy cơ có thể xảy ra khi bị tai biến thì hãy cùng The Pixel Boutique tìm hiểu các nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này nhé.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, tức là sự chết đi một cách đột ngột của các tế bào não do bị thiếu oxy khi dòng máu đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Tai biến thường hay khởi phát một cách đột ngột các triệu chứng tổn thương não và thường tồn tại trên 24 tiếng, hoặc gây ra tử vong trước đó.
Điều đáng nói là dù cho y khoa có phát triển như thế nào nhưng tình trạng tai biến mạch máu não vẫn luôn là một vấn đề thời sự cấp thiết. Bởi lẽ, số lượng bệnh nhân mắc tai biến ngày càng tăng nhưng nhận thức về bệnh của họ vẫn còn rất thấp. Mặt khác, loại bệnh này có tỷ lệ tử vong cao và nếu được cấp cứu thành công cũng sẽ để lại nhiều di chứng, khiến chất lượng sống bị ảnh hưởng.
Tai biến mạch máu não cùng thường chia thành 2 thể:
- Nhồi máu não: dạng tai biến do tắc nghẽn mạch máu gây thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 80% trong tổng số các ca đột quỵ. Lúc này, não sẽ ngừng cung cấp máu và bệnh nhân ở giai đoạn này chỉ cấp được trong vòng 4 giờ kể từ khi phát bệnh.
- Xuất huyết não: chiếm khoảng 20% còn lại, gây đột quỵ do vỡ mạch máu khiến cho máu tràn vào các mô gây làm tổn thương và làm chết các tế bào não. Nguy cơ tử vong với trường hợp này là rất cao nếu như bệnh nhân không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường gặp
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tai biến, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ các biểu hiện sau:
Cao huyết áp
Theo như nghiên cứu, những người có huyết áp cao thường có nguy cơ bị tai biến cao gấp 3 – 4 lần so với những người có huyết áp bình thường. Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu sẽ bị giãn dần và gây tích tụ thương tổn.
Lúc này, theo như cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, hệ thống tiểu cầu cùng các sợi fibrin sẽ đến để vá lại thương tổn, gây nên các cục máu đông. Ngoài ra, nếu như áp lực dòng máu bỗng chốc tăng cao đột ngột còn có thể khiến cho mạch máu não bị vỡ.
Dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não là do sự bất thường liên quan đến cấu trúc của mạch máu não. Đây thường là tình trạng khiếm khuyết bẩm sinh và tiến triển âm thầm nên rất khó để phát hiện.
Theo thời gian, các mạch máu này sẽ có xu hướng bị giãn và yếu đi, khi bị căng tức quá mức có thể bị vỡ ra và gây chảy máu não. Đây cũng là một trong những nguyên phổ biến gây ra tình trạng xuất hiện não phổ biến.
Bệnh lý về tim mạch
Theo như nghiên cứu, những người mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cụ thể: Hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thông liên nhĩ, rung nhĩ, u nhầy nhĩ trái,… Đây đều là những vấn đề có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim, sau đó trôi theo dòng máu đến não và dẫn đến tình trạng nhồi máu não.
Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc chống đông kháng vitamin K cùng một số thuốc điều trị tim mạch khác cũng sẽ gây ra nguy cơ tai biến. Bởi lẽ, thuốc chống đông sẽ làm giảm khả năng đông máu nhưng nếu gặp các yếu tố khác như chấn thương, tăng huyết áp,… thì khả năng chảy máu não cũng rất cao.
Xơ vữa động mạch
Đây là tình trạng động mạch bị xơ cứng do quá trình hình thành và tích tụ các mảng bám từ chất béo, mỡ máu. Điều này khiến cho lòng mạch bị thu nhỏ và khiến dòng máu lưu thông lên nuôi dưỡng tế bào não bị cản trở.
Nếu máu bị ùn tắc sẽ tạo điều kiện hình thành nên các cục máu đông. Nếu như những cục máu đông này di chuyển lên não, đến nơi hẹp và bị kẹt lại sẽ làm tắc mạch, dẫn đến thiếu máu não cục bộ, từ đó gây ra tai biến mạch máu não.
Đái tháo đường
Khi lượng đường trong máu tăng vượt mức cho phép sẽ khiến thành mạch bị phá hủy, khiến cho quá trình xơ vữa diễn ra nhanh hơn. Lúc này, hiện tượng những cục máu đông sẽ xuất hiện và các mảng xơ vữa dễ hình thành hơn trong lòng động mạch, gây bít tắc lòng mạch trở.
Hậu quả là khiến cho máu, oxy không thể đến được các bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó bao gồm cả não. Ngoài ra, hầu hết những người bị đái tháo đường đều có mỡ máu cao. Nếu như lượng cholesterol xấu trong máu vượt quá mức kiểm soát thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não.
Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não khác
Ngoài một số một số nguyên nhân đã được kể ở trên thì bên cạnh đó, vẫn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ tai biến khác như:
- Huyết áp bị hạ đột ngột hơn 40 mmHg.
- U não.
- Bệnh viêm tắc tĩnh mạch.
- Bệnh viêm động mạch.
- Rối loạn chức năng đông máu.
- Dị dạng động mạch cảnh.
- Thừa cân, béo phì.
- Thoái hóa mạch máu não.
Không chỉ vậy, một số yếu tố như lối sống thiếu khoa học (hút thuốc, uống rượu bia, dùng nhiều thuốc tránh thai,…) chế độ ăn uống không kiểm soát, ít vận động,… cũng là lý do gây tai biến mạch máu não mà bạn cần chú ý.
Các dấu hiệu tai biến mạch máu não cần phải được nhận biết sớm
Tai biến là tình trạng khẩn cấp và cần phải nhận biết dấu hiệu kịp thời để chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất, qua đó giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cũng như bị tàn phế.
- Tay hay chân, mặt đột ngột bị tê, nhất là ở một nửa cơ thể.
- Đột ngột bị lú lẫn, không hiểu lời nói hay bị rối loạn.
- Đột ngột đi đứng bị mất thăng bằng, choáng váng hoặc mất khả năng phối hợp các đối tác.
- Đột ngột rối loạn thị giác ở một hoặc hai bên.
- Đột ngột bị đau đầu nhiều mà không rõ nguyên nhân.
Cách điều trị tai biến mạch máu não
Việc điều trị và phục hồi bệnh tai biến là một quá trình dài và cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc dưới đây:
Điều trị bằng thuốc
Duy trì chức năng sống của người bệnh theo quy tắc 4 bước ABCD dưới đây:
- A (Airway): Giữ đường thở được thông thoáng.
- B (Breathing): Đảm bảo khả năng thở của bệnh nhân.
- C (Circulation): Đảm bảo hệ tuần hoàn huyết áp và nhịp tim.
- D (Drugs): Sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, cần phải bổ sung thêm nước điện giải, chỉnh lượng đường huyết và xem xét các chỉ số gan thận, chống phù não bằng cách đảm bảo không khí, nâng cao đầu, giảm thân nhiệt và truyền dịch Manitol.
Đặc biệt, đối với từng thể tai biến mạch máu não mà cách điều trị cho người bệnh sẽ khác nhau nhưng vẫn cần phải kịp thời, ưu tiên não không còn tiếp tục bị tổn thương. Cụ thể:
- Trường hợp đột quỵ chảy máu (xuất huyết não): Nên dùng thuốc cầm máu Hemocaprol, Transamin trong từ 2 – 3 ngày đầu rồi mới chuyển sang dùng thuốc chống máu não thứ phát bằng Nimodopin và cần bổ sung thêm điện giải.
- Trường hợp đột quỵ thiếu máu (nhồi máu não) thì có thể sử dụng một số nhóm thuốc như:
- Thuốc chống đông: Heparin tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc tiêu huyết khối: Urokinase, Streptokinase,…
- Thuốc chống tập kết tiểu cầu: aspirin, clopidogrel, dipyridamole, ticlopidyl,….
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc bảo vệ và tăng cường dinh dưỡng cho não. Đặc biệt. các bạn cũng có thể sử dụng thêm kháng sinh chống bội nhiễm, chống đau đầu, co giật, hạ sốt khi được chỉ định.
Điều trị bằng phẫu thuật
Đối với các trường hợp có những cục máu đông to chèn vào trong mạch máu thì người bị tai biến có thể được chỉ định phẫu thuật để lấy ổ máu tụ, lấy cục máu đông trong lòng mạc hay cần phải mở sọ để giải phóng chèn ép. Có các trường hợp khác thì cần phải cấy tế bào phôi.
Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và các liệu pháp phục hồi chức năng
Trong trường hợp xuất hiện những di chứng sau khi bị tai biến thì người bệnh cần phải được điều trị bằng các liệu pháp phục hồi chức năng theo từng giai đoạn, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất.
Cách phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não
Dựa trên các nguyên nhân gây nên tình trạng tai biến, các chuyên gia cũng khuyến cáo một số biện pháp để mọi người có thể phòng tránh được căn bệnh này, bao gồm:
- Hạn chế hoặc bỏ luôn thói quen uống rượu, thuốc lá và các chất kích thích,…
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, giảm mặn, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tuần hoàn máu não,…
- Thường xuyên vận động, tập luyện với thể trạng của mình.
- Phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý gây nên tình trạng tai biến theo chỉ định của bác sĩ chuyên gia. Nếu muốn có sự thay đổi về phác đồ điều trị thì các bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thật kỹ càng.
- Trong trường hợp, người thân của bạn đã bị tai biến mạch máu não và đang trong quá trình điều trị phục hồi thì tốt hơn bạn nên gửi người thân, đặt biệt là người già đến các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người già sau tai biến, như vậy sẽ đẩy nhanh tiến độ hồi phục của người bệnh hơn. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ này, trong đó Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ là đơn vị được đánh giá cao nhất, nếu bạn có nhu cầu thì có thể cân nhắc đến đơn vị này.
Hi vọng với những nội dung trên, các bạn đã hiểu tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm như thế nào. Qua đó, với những nguyên nhân và cách điều trị đã được chia sẻ, các bạn sẽ biết cách phòng tránh để bảo vệ cho sức khỏe của mình.