Facebook được biết tới là một trong Top 10 ứng dụng mạng xã hội nổi bật và được sử dụng nhiều nhất hiện nay ở mọi lứa tuổi. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới, việc áp dụng thương mại điện tử qua các kênh chợ mua bán online, shopping mall đang khá phổ biến. Đặc biệt, khi nhu cầu Mua – Bán tăng cao, người bán hàng đang tìm cách gia tăng tối đa cách tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng của mình. Và nếu bạn cũng là một người đang kinh doanh online, Facebook Chat (Facebook messenger) đang là một công cụ điển hình giúp bạn gia tăng khách hàng nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tích hợp Facebook Chat vào website dưới dạng không cần dùng plugin.
Lý do cần sử dụng Facebook Chat (Facebook Messenger) vào website?
Nếu bạn đang thắc mắc cho rằng: “Tại sao chúng ta cần dùng Facebook Messenger trong khi còn nhiều công cụ có tình năng livechat khác như vChat, Subiz…?” thì bạn đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây. Bởi bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những ưu điểm nhất định của Facebook Messenger trong website của bạn.
Đầu tiên, do lượng người sửa dụng Facebook trên toàn thế giới ngày càng lớn, Facebook xuất hiện ở bất kì đâu và hầu như mọi người có thể online và sử dụng facebook live, facebook chat với tần suất liên tục hàng ngày. Do đó, khi tích hợp facebook chat cho website, ưu điểm đầu tiên là bạn có thể tiếp cận khách hàng bất cứ khi nào, kể cả khi bạn không có thông tin cá nhân, số điện thoại hay email của khách hàng.
Tiếp đó, bạn dễ dàng thu thập được thông tin từ khách hàng về các mặt: công việc, lứa tuổi, giới tính, khu vực, sở thích hay vài thói quen nhất định… từ đó dễ dàng đưa ra mặt hàng phù hợp để tư vấn. Đối với những ngành khó như công nghiệp. Điển hình là sản xuất và lặp đặt lò hơi công nghiệp của doanh nghiệp PTH Boilers với website phuctruonghai.vn. Đây là một ngành ngách mà việc kiếm khách hàng vô cùng khó khăn. Việc tích hợp messenger và website sẽ giúp thu thập thông tin khách hàng, định hình được khách hàng tiềm năng và có phương hướng tiếp cận hiệu quả. Để đạt được hiệu quả đó thì phải có chiến lược SEO cụ thể đi kèm.
Ngoài ra, còn một số ưu điểm khác khi tích hợp messenger fanpage như:
– Tự động nhắn tin chăm sóc khách hàng hoặc thông báo khi có khuyến mãi
– Phân chia được các nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra sản phẩm phù hợp theo đối tượng
– Dễ dàng phân loại tin nhắn (đã đọc, chưa đọc, spam, follow…)
– Dễ dàng phân chia các nhóm quản lý khách hàng, các admin quản trị
– Dễ sao lưu các câu trả lời thường xuyên, note lại thông tin quan trọng trong khung chat để tìm lại mỗi khi cần thiết
– Facebook chat cho phép tạo cuộc hẹn với khách hàng…
– Dễ dàng cài đặt và sử dụng
Bên cạnh đó, facebook messenger có gói hỗ trợ Bot Support, hỗ trợ việc trao đổi tự động giữa bạn – quản lí và các khách hàng theo ý mà bạn muốn. Đây là một tính năng cực hữu ích và quan trọng vì bạn có thể giảm thiểu tối đa số lượng công việc cần làm hàng ngày nếu bạn tối ưu nó đúng cách.
Tuy nhiên, tích hợp facebook chat đôi khi vẫn tồn tại những nhược điểm như sau:
– Mất một lượng khách nhất định – đối tượng là những người chưa có tài khoản facebook
– Do lỗ hổng thông tin và bảo mật nên nhiều khách hàng dễ bị mất tài khoản facebook, điều này dẫn tới thông tin liên lạc trước đó trở về số 0 và bạn phải thu thập thông tin lại từ đầu
– Tính năng quản lí khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp bằng những công cụ khác.
Tính năng livechat (facebook chat) phù hợp cho đối tượng nào?
Do một nhược điểm duy nhất là đôi khi tin nhắn sẽ không được trả lời luôn ngay sau khi khách hàng gửi tới cửa sổ web của bạn nên tính năng livechat này phù hợp cho một số đối tượng sau:
– Website có lượng truy cập lớn nhưng chủ yếu hoạt động kinh doanh qua trang Facebook
– Website có lượng truy cập từ thấp tới trung bình để dễ kiểm soát tin nhắn từ khách hàng
– Website dạng blog, diễn đàn, cộng đồng vì thường sẽ có lượng câu hỏi gửi về hộp thư web không nhiều
– Những website, blog cá nhân không thể thường xuyên tương tác với độc giả của mình…
Bên cạnh nhược điểm trên thì livechat có khá nhiều ưu điểm khác như:
– Hoàn toàn miễn phí thay vì bạn phải nhắn SMS hay gọi trực tuyến để tư vấn khách hàng
– Lượng phổ biến và tăng tương tác web, fanpage và tiếp cận khách hàng nhanh vì lượng người sử dụng facebook khá lớn trên toàn thế giới
– Gọn nhẹ, dễ dùng, tỷ lệ trả lời tin nhắn cao (gần như 100%) cùng giao diện dễ tiếp cận, không khác facebook messenger nhiều, có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt và tích hợp thêm tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác để bạn linh hoạt tùy đối tượng khách hàng
– Có thể nâng cấp sử dụng trên cả mobile phone chứ không riêng mình máy tính hay laptop…
Hướng dẫn tích hợp facebook chat trong website
Trước đây, có nhiều bạn đã biết sử dụng phương pháp tích hợp live chat facebook vào website bằng plugin. Tuy nhiên, sau đó, nhiều người nhận ra một số lỗi nhược điểm mà phương pháp tích hợp bằng plugin mang lại như:
– Lỗ hổng từ việc bảo mật vận hành web
– Website dễ bị lag và lướt thông tin không mượt nếu mạng có sự cố không ổn định.
Dưới đây sẽ là 8 bước cơ bản hướng dẫn bạn cài đặt facebook chat vào website mà không cần dùng tới plugin.
1. Bước 1: Tạo tài khoản Facebook for Developers và tạo ứng dụng mới
Bạn vào trang Facebook for Developers và click vào Add a new app (Tạo ứng dụng mới) để tạo cho mình một ứng dụng mới. Nếu bạn chưa có ứng dụng nào ở trang này, hãy đăng ký ngay. Khi đó, trang pop – up sẽ hiện lên như hình dưới đây, bạn chỉ cần điền tên ứng dụng và email liên hệ của mình và click Tạo ID ứng dụng.
2. Bước 2: Cài đặt thông tin
Bạn tiếp tục click vào mục Thêm sản phẩm ở trang ứng dụng vừa tạo được sau bước 1, tiếp đó bạn sẽ được đưa tới trang quản trị ứng dụng. Tại đây, hãy click Cài đặt và cài đặt thông tin ở mục Thông tin cơ bản.
3. Bước 3: Điền URL chính sách quyền riêng tư
Khi tới phần này, mục quan trọng duy nhất bạn không được phép bỏ qua là mục URL chính sách quyền riêng tư (Hãy điền URL website của bạn). Các mục còn lại các bạn có thể bỏ qua không điền. Sau đó, các bạn nhấn Lưu thay đổi để lưu lại.
4. Bước 4: Kích hoạt ứng dụng.
Các bạn click vào nút OFF (Tắt) để chuyển sang chế độ ON (Bật). Điều này đồng nghĩa là ứng dụng của bạn đã được kích hoạt. Sau đó bạn nhấn chọn một hạng mục mình muốn ở phần Xác nhận. Lưu ý: nhấn copy ID ứng dụng trước khi chuyển qua bước kế tiếp vì ID này sẽ có tác dụng dùng cho những bước tiếp theo mà bạn rất khó nhớ.
5. Bước 5: Chọn nền tảng cho messenger.
Bạn click vào mục Cài đặt trên trang quản trị Facebook page. Tiếp đó chọn mục Nền tảng Messenger.
6. Bước 6: Chia sẻ thuộc tính và thêm tên miền.
Bạn nhấn paste ID ứng dụng mà bạn đã copy ở bước 4 vào mục Chia sẻ thuộc tính. Sau đó, thêm tên miền của bạn vào phần White list Miền hợp lệ (Nếu muốn hiển thị Facebook Customer Chat trên nhiều website cùng lúc, các bạn có thể điền nhiều URL trong mục này). Tiếp đó nhấn Lưu ở cả 2 mục.
7. Bước 7: Thiết lập plugin chat với khách hàng
Tại giao diện này, bạn được phép thay đổi và cài đặt Plugin về màu sắc, ngôn ngữ, lời chào khách hàng. Có một lưu ý là ở bước cài đặt cuối cùng, bạn làm theo các bước dưới đây:
Nhập tên miền của bạn và Tùy chọn Tôi sẽ tự cài đặt mã sau đó click Hoàn tất. Sau đó, copy lại đoạn mã để chèn vào website nhé.
8. Bước 8: Chèn mã
Bạn chèn đoạn mã đã copy từ bước 7 vào Footer của website. Đối với mã nguồn WordPress, các bạn có thể chèn đoạn mã này vào bên trên thẻ </body> của file footer.php nằm trong thư mục theme.
Sau 8 bước cơ bản, chúng ta sẽ có thành quả như sau:
Ngoài ứng dụng Messenger thì còn nhiều phần mềm hỗ trợ chat trên website khác, trong đó tawk.to là phần mềm phổ biến nhất hiện nay được nhiều công ty lập trình khuyến khích sử dụng bởi Tawk cung cấp 1 giao diện quản trị như các phần livechat bên thứ 3 nhưng bạn có thể sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ. Việc tích hợp phần mềm này cho website cũng không có gì khó khăn, nếu thiết kế web tại monamedia.co bạn sẽ được hỗ trợ tích hợp miễn phí các công cụ chat này khi hoàn thành website, giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Bạn chỉ cần đăng nhập Facebook Messenger là đã có thể sử dụng như thế này. Khá đơn giản phải không nào? Hãy thử tính năng tích hợp livechat facebook này cho website của mình ngay nhé!