Cấu trúc website gồm những gì? Như thế nào là một cấu trúc website chuẩn SEO?

Có hàng triệu triệu website đang hiện hữu trên Internet, mỗi website nhìn qua thì có vẻ như  đều có cấu trúc riêng của chính nó. Nhưng trên thực tế, mọi trang web đều có chung cho mình một quy chuẩn cấu trúc cơ bản. Vậy thì cấu trúc cơ bản của website gồm những gì? Và như thế nào là cấu trúc của thiết kế web chuẩn SEO giúp lên top Google dễ dàng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết mà The Pixel Boutique chia sẻ dưới đây.

Cấu trúc cơ bản của một website

Cấu trúc cơ bản của một trang web

Thanh URL

Đây còn gọi là link trang web của bạn. Tùy vào mỗi danh mục và mỗi page sẽ có những đường dẫn khác nhau.

Cấu trúc HTML của trang web

Tất cả mọi trang web hiện nay đều được thiết kế dựa trên ngôn ngữ HTML.

Nếu bạn sử dụng trình duyệt Chrome, ở bất kỳ trang web nào, hãy bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift + I. Thấy được những dòng mã HTML đó chứ? Tất nhiên ngoài HTML ra còn rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác được thêm vào đó để tạo ra các hiệu ứng, ví dụ như CSS. HTML và CSS là 2 thành phần không thể thiếu của bất kỳ trang web nào. HTML là bộ khung của trang web, trong khi đó CSS là các thành phần hiệu ứng của trang web.

Trang chủ

Trang chủ là trang web chính thức, front page của website của bạn. Trang chủ nên làm nổi bật chủ đề của website của bạn, giới thiệu về doanh nghiệp của bạn, giao diện của trang chủ phải được thiết kế một cách chỉn chu và đẹp mắt nhất có thể tùy vào mục đích, nhu cầu của chủ trang web.

Header

Header được phân ra thành nhiều header được sắp xếp từ lớn đến nhỏ nhất như heading 1, heading 2, heading 3,… Bạn có thể gọi nó là tiêu đề cũng được. Header lớn nhất của một trang web chính là phần đầu tiên trên giao diện của một trang web, nó nói cho người dùng biết rằng chủ đề chính, nội dung chính của website đó là gì.

Body

Nó đơn giản là nội dung của trang web. Giống như cấu trúc của một bài văn bao gồm mở bài, thân bài và kết bài. Body chính là “thân bài” của một trang web. Nó có thể bao gồm các slider, các widget, nội dung,… Nó có thể là bất cứ thứ gì tùy vào chủ trang web muốn nó như thế nào.

Footer

Footer là phần hiển thị cuối cùng của một website. Nó có thể gồm thông tin doanh nghiệp, địa chỉ liên hệ, mục chính sách bảo mật, điều khoản,…v.v

Cấu trúc website để SEO hiểu quả hơn

Cấu trúc website để SEO hiểu quả hơn

Ở mục trên chúng ta đã biết được những thành phần cơ bản của một trang web. Tùy thuộc vào chủ đề, mức độ sáng tạo và độ “chịu chơi” của chủ trang web sẽ quyết định chất lượng của website của bạn. Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa mà bạn phải quan tâm đó là cách các trang, bài viết, danh mục, chủ đề,… tất cả những thứ cấu thành website của bạn có liên kết tốt với nhau hay rời rạc, rõ ràng hay lộn xộn kém logic? Dưới đây là một số lý do thể hiện tầm quan trọng của cấu trúc website của bạn:

Cấu trúc website tốt sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng

Cách mà trang web của bạn được cấu trúc sẽ giúp cho Google hiểu nội dung trang web của bạn. Những con Googlebot hiểu nôm na là những thuật toán của Google, sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trang web của bạn bằng cách dò theo các liên kết, liên kết nội bộ, liên kết ngoài của website của bạn. Bằng cách theo dõi những liên kết đó, Google xác định các mối liên hệ giữa các trang với nhau. Cấu trúc trang web của bạn là một hướng dẫn quan trọng cho Google, giúp Google hiểu được website của bạn, từ đó giúp website của bạn SEO dễ dàng hơn nhiều.

Công cụ tìm kiếm có thể crawl website của bạn dễ dàng hơn

Một cấu trúc trang web tốt sẽ giúp trang web của bạn xếp hạng cao trên Google. Nhưng đừng quên, cấu trúc trang web của bạn cũng phải được tối ưu hóa sao cho thân thiện với trải nghiệm người dùng. Dù gì đi nữa, khi bạn tạo ra 1 website, việc người dùng cảm thấy như thế nào khi lướt qua trang web của bạn là điều cực kỳ quan trọng. Cho dù thứ hạng trên Google của bạn có cao đi nữa, nhưng nếu thiết kế giao diện và cấu trúc trang web của bạn không khiến cho người dùng hài lòng, bạn vẫn sẽ không đạt được mục đích của mình.

Cấu trúc trang web của bạn nên được điều hướng tốt. Nếu cấu trúc này rõ ràng, khán giả của bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những thứ mà họ cần trên trang web của bạn. Một trải nghiệm người dùng tốt sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi: khách hàng vào trang web của bạn, cảm thấy dịch vụ của bạn tốt, sau đó đăng ký tài khoản hay mua sản phẩm/dịch vụ trên trang web của bạn.

Website của bạn sẽ thân thiện với SEO hơn, từ đó lên top tìm kiếm dễ hơn

Hẳn nhiên là một cấu trúc website tốt, điều hướng chủ đề tốt, nội dung thu hút người đọc,…v.v sẽ giúp website của bạn lên top kết quả tìm kiếm Google tốt hơn.

Làm thế nào để xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO?

Làm thế nào để xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO?

Vậy thì đâu là những điều bạn có thể làm để xây dựng hay cải thiện cấu trúc website của bạn tốt hơn? Làm thế nào để tránh các vấn đề khi xây dựng một cấu trúc website chuẩn SEO?

Đầu tiên, hãy xây dựng sơ đồ cấu trúc website

Nếu bạn mới chỉ có ý định thiết kế website, thì trước tiên bạn nên soạn ra một sơ đồ cấu trúc website của bạn. Nó có thể được soạn dưới dạng hình cây như thế này:

Hãy xác định chủ đề chính của website, sau đó phát triển thành các danh mục lớn rồi đến các danh mục con,… Cố gắng đơn giản hóa cấu trúc website, đừng phức tạp hóa vấn đề. Một cấu trúc website phức tạp sẽ gây khó cho công cụ tìm kiếm cũng như cho người dùng.

Tối ưu hóa giao diện website

Xu hướng thiết kế website hiện nay rất chú trọng vào giao diện. Giao diện ở đây không chỉ là font chữ, màu sắc, hiệu ứng,… mà còn là cách bạn phân bố các mục, các phần trong trang web. Bố cục trang web nên rõ ràng, logic và rành mạch. Một trang web không có nhiều hiệu ứng đẹp nhưng bố cục hợp lý sẽ giúp cho người truy cập đánh giá cao trang web của bạn.

Thực hiện đi internal link (liên kết nội bộ) cho website

Internal link còn được gọi là liên kết nội bộ, tức là các liên kết trong phạm vi nội bộ website được kết nối với nhau. Các liên kết này cho phép người dùng điều hướng website và thiết lập hệ thống cấp bậc nội dung. Internal link giúp cho toàn bộ website có cấu trúc thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau.

Mỗi trang trong website của bạn nên có ít nhất một internal link kết nối với trang khác. Cũng đừng phức tạp hóa nó lên, điều quan trọng nhất chính là thể hiện mức độ liên quan với nhau giữa các site để độc giả cũng như Google hiểu được website của bạn.

Xóa bớt những nội dung đã quá cũ

Nếu bạn đã xây dựng website được 1 thời gian nhưng SEO không đạt hiệu quả như bạn muốn, hãy thử xóa những bài viết đã lỗi thời. Nếu một bài viết đã lỗi thời và cũng chẳng có ai thèm đọc nó, tốt nhất là bạn nên xóa đi. Điều này giúp cho website của bạn “sạch sẽ” hơn, nội dung website được tối ưu hơn.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi bạn quyết định xóa một nội dung nào đó trên website của bạn. Nội dung của bạn dù đã xóa nhưng URL của nó vẫn sẽ xuất hiện trên Google tìm kiếm. Nếu có ai đó nhấp vào link đã xóa của bạn thì nó sẽ hiện ra lỗi 404. Việc bạn cần làm đó là điều hướng chính URl đã xóa của bạn. Nghĩa là tinh chỉnh những trang đã xóa đó để khi người đọc nhấp vào, họ sẽ được chuyển đến trang chủ của website của bạn.

Thực hiện các bước tối ưu hóa cho cấu trúc website là cách hiệu quả nhất để website của bạn lên top Google. Ngày nay, Google xếp hạng website không còn chỉ qua từ khóa mà còn là cách một website được cấu trúc như thế nào. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể áp dụng được những kiến thức hữu ích để tối ưu hóa cấu trúc website của mình nhé!

Xem thêm: Sự khác nhau giữa thiết kế website và lập trình website